Chỉ định – chống chỉ định trong nhổ răng
CHỈ ĐỊNH – CHỐNG CHỈ ĐỊNH TRONG NHỔ RĂNG
Nhổ răng không phải là điều quá xa lạ với mọi người va với thầy thuốc nha khoa. Thế nhưng cũng như những thủ thuật khác, việc nhổ răng không đơn giản là “cứ muốn là nhổ” mà phải có những chỉ định và chống chỉ định của nó. Trung tâm Nha khoa Thẫm mỹ Châu Á chúng tôi xin gửi tới Quý bệnh nhân, khách hàng và độc giả một vài thông tin bổ ích như sau:
1. Chỉ định nhổ răng:
1.1 Chỉ định có liên hệ tới tình trạng răng miệng:
Răng, chân răng không thể điều trị bảo tồn hoặc phẫu thuật như: mất chất lớn, mảnh chân răng, tổn thương quanh chóp quá lớn, nha chu nặng…
1.2 Chỉ định phục hình:
Răng không có chức năng.
Răng ảnh hưởng đến thẩm mỹ, chức năng phục hình.
1.3 Chỉ định chỉnh hình:
Răng nhổ để tạo khoảng.
Răng dư gây mất đối xứng cung hàm.
Răng lệch ảnh hưởng tới thẩm mỹ và chức năng không điều trị chỉnh hình được.
Răng nhổ để phòng ngừa và hạn chế sai khớp cắn.
1.4 Chỉ định liên quan đến bệnh toàn thân:
Răng là nguyên nhân làm trầm trọng bệnh toàn thân: tim mạch, thấp tim, dị ứng…
Răng cần được nhổ trước khi xạ trị vùng đầu mặt cổ, phẫu thuật tim,…
2. Chống chỉ định nhổ răng:
2.1 Chống chỉ định tạm thời:
2.1.1 Tại chỗ:
Viêm miệng, nướu, quanh thân răng, xương ổ…làm ảnh hưởng độ há miệng, hiệu quả tê.
Nhổ răng cối nhỏ, cối lớn nằm cùng bên hàm trên với xoang hàm viêm cấp tính.
Nhổ răng trên hàm vừa được xạ trị.
2.1.2 Toàn thân:
Bệnh lý toàn thân, có thai…
2.2 Chống chỉ vĩnh viễn:
Bệnh toàn thân giai đoạn cuối.
Sức khỏe toàn thân yếu.
Ung thư máu không ổn định.
Trên đây là những chỉ định và chống chỉ định thường gặp trên thực tế. Hi vọng những vấn đề này ít nhiều sẽ mang lại cho Quý khách hàng và đọc giả những điều hữu ích về sức khỏe răng miệng.
BS. Bùi Cúc – Chuyên gia cấy ghép Implant Nha Khoa
Giám đốc Trung tâm Nha khoa Thẫm Mỹ Châu Á
BS. Nguyễn Phạm Minh Tùng
( Tốt nghiệp ĐH Y Dược TPHCM).