BỆNH NHA CHU – CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ
Như chúng ta đã biết ngày nay với sự phát triển của xã hội, nhu cầu làm đẹp nhằm giúp con người trở nên hoàn mỹ hơn là điều hết sức quan trọng và thiết thực. Một trong những yếu tố làm nên sự hoàn thiện cho vẻ đẹp của chúng ta đó là răng miệng. Để có một hàm răng khỏe đẹp là một điều không dễ. Một trong những nguyên nhân thường gặp ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng và làm giảm tính thẩm mỹ răng miệng đó là bệnh nha chu, hậu quá lâu dần nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tụt nướu, lâu dần là mất răng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới nụ cười và chức năng ăn uống. Hiểu được điều này, hôm nay chúng tôi – Trung tâm Nha khoa Thẫm mỹ Châu Á sẽ cho Quý khách hàng và các bạn đọc một vài thông tin hữu ích về các yếu tố nguy cơ dẫn đến Bệnh nha chu, điều này sẽ giúp chúng ta phòng tránh được phần nào căn bệnh thường gặp này.
Vậy các yếu tố nguy cơ của bệnh nha chu bao gồm những gi?
Các yếu tố nguy cơ của bệnh nha chu bao gồm:
1. Hút thuốc lá:
Hút thuốc lá (HTL) là yếu tố nguy cơ độc lập của bệnh nha chu. ( Điều này có nghĩa bệnh nhân hút thuốc lá dù có vệ sinh răng miệng kỹ như thế nào cũng sẽ bị bệnh nha chu).
Theo Haber và cs., 1993: Hút thuốc lá làm tăng tỷ lệ toàn bộ và mức độ trầm trọng của bệnh nha chu.
Trong thuốc lá có chất nicotine làm giảm tuần hoàn máu, giảm số lượng bạch cầu, giảm hóa ứng động bạch cầu đa nhân trung tính dẫn đến viêm nướu và viêm nha chu.
Sau khi ngưng hút thuốc khả năng chống bệnh của cơ thể trở về bình thường.
2. Đái tháo đường:
Đây là yếu tố nguy cơ thường gặp của bệnh nha chu.
Tỷ lệ và mức độ trầm trọng của bệnh nha chu ở người ĐTĐ type I và II cao hơn những người không bị ĐTĐ.
Kiểm soát ĐH tốt giúp cải thiện tình trạng mô nha chu.
3. Vi khuẩn:
Vi khuẩn gây bệnh, chất lưu giữ vi khuẩn bám trên răng.
Có mối liên hệ nhân quả mật thiết giữa tích tụ vi khuẩn mảng bám và viêm nướu.
Viêm nha chu còn phụ thuộc vào số lượng và độc lực của vi khuẩn.
4. Yếu tố giải phẫu của răng:
Vùng phân chia và độ cong chân răng, rãnh chân răng, độ nhô men ở cổ chân răng.
Miếng trám, phục hình dưới nướu dư, vôi răng.
5. Di truyền:
Gen đóng vai trò kiểm soát.
Tăng sự nhạy cảm giữa đơn bào với lypopolysaccharide.
6. Tuổi:
Tỷ lệ và độ trầm trọng của bệnh nha chu tăng theo tuổi vì các lý do sau.
Thứ nhất : Thay đổi mô nha chu theo tuổi.
Thứ hai: Tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ khác tăng.
Thứ ba: các bệnh toàn thân đi kèm.
7. Giới tính:
Nam giới bị nhiều hơn nữ giới do nam giới có thói quen vệ sinh răng miệng kém hơn nữ.
8. Tình trạng kinh tế – xã hội:
Viêm nha chu nặng hay xảy ra ở những nước có nền kinh tế đang phát triển, kém phát triển.
Suy dinh dưỡng cũng dẫn đến viêm nha chu do giảm đạm, các vitamin và khoáng chất trong cơ thể.
9. Stress:
Stress tâm lý làm giảm chức năng miễn dịch bình thường.
Stress làm thay đổi hành vi: vệ sinh răng miệng kém, tăng khả năng hút thuốc lá.
Người bị căng thẳng trầm uất khả năng mắc bệnh nhiều hơn.
10. Suy giảm miễn dịch mắc phải (HIV):
11. Loãng xương.
12. Tái khám răng miệng không định kỳ.
Trên đây là một số yếu tố nguy cơ của bệnh nha chu thường gặp nhất của bệnh nha chu mà chúng tôi tìm hiểu và nghiên cứu để đưa thông tinh tới Quý khách hàng, quý bệnh nhân và bạn đọc. Ngoài những yếu tố nguy cơ của bệnh nha chu còn có những yếu tố ước đoán nha chu mà chúng tôi sẽ đề cập trong những bài sau. Hi vọng với những thông tin này sẽ đem lại phần nào những kiến thức hữu ích để các bạn có thể phòng ngừa bệnh nha chu.
BS. Bùi Cúc – Chuyên gia cấy ghép Implant Nha Khoa.
Giám đốc Trung tâm Nha Khoa Thẫm Mỹ Châu Á.
BS. Nguyễn Phạm Minh Tùng.
( Tốt nghiệp ĐH Y Dược TPHCM)