Chăm sóc răng trẻ như thế nào là đúng cách



Nhiều bà mẹ hay nghĩ rằng : Không cần chăm sóc răng cho bé vì đó chỉ là răng sữa, sau này sẽ thay răng vĩnh viễn, khi đó chăm sóc cũng không muộn. Đây là một quan niệm hết sức sai lầm trong chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bé nói riêng và sức khỏe toàn than nói riêng. Bởi những chiếc răng được chăm sóc từ khi còn là răng sữa sẽ mang lại một hàm răng vĩnh viễn chắc, khỏe, đẹp về sau.

Trung tâm Nha khoa Thẫm mỹ Châu Á xin chia sẻ cho các bạn làm cha mẹ một số thông tin trong việc chăm sóc răng miệng cho bé.

Chăm sóc từ khi chưa có răng

Trẻ thường mọc chiếc răng đầu tiên vào khoảng 6 tháng tuổi, nhưng theo các bác sĩ của Chương trình Healthy Family (Hoa Kỳ), ngay trước khi trẻ có răng, các bà mẹ cũng nên chú ý chăm sóc, vệ sinh nướu cho trẻ sạch sẽ bằng gạc mềm thấm nước muối sinh lý là tốt nhất  khi trẻ mới ngủ dậy, sau khi cho trẻ ăn hoặc bú sữa.


Và khi trẻ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên, các bà mẹ nên dùng gạc hoặc khăn vải ướt quấn quanh ngón tay, lau sạch cả mặt trước, mặt trong và xung quanh chiếc răng mới cho trẻ. Lưu ý không làm vậy khi trẻ ăn no vì dễ làm trẻ ói ra sữa hoặc thức ăn mới ăn.

Thời điểm tốt nhất để tập cho trẻ sử dụng kem đánh răng là khi lên 3 – 4 tuổi. Lúc đầu, chỉ nên sử dụng một ít kem dành cho trẻ em và hướng dẫn trẻ không được nuốt kem, vì việc tiêu thụ nhiều chất fluor không chỉ gây hại cho sức khoẻ, mà còn ảnh hưởng đến chất lượng men răng của trẻ sau này.

Bé chưa sẵn sàng tự đánh răng

Dù bé có thích thú với việc tự đánh răng thì bạn cũng chưa nên để bé tự làm, bạn có thể giám sát hoặc giúp bé chải răng vì bé chưa có ý thức để chủ động chải sạch răng và tay bé cũng chưa đủ khoẻ để chà sạch các mảng bám trên mặt răng.

Theo tài liệu của Bệnh viện Nhi Sydney (Australia) thì rất khó cho trẻ em dưới 10 tuổi biết đánh răng đúng cách. Và nếu để vi trùng bám trên răng trong một thời gian dài, nướu răng có thể chảy máu khi đánh răng.

Chứng viêm nướu này là dấu hiệu cảnh báo nướu đang không khoẻ và thậm chí răng bé còn có cả những mảng bám vàng ố và bắt đầu bị sâu. Việc bạn cần làm là giúp bé chải răng và chăm sóc nướu thường xuyên hơn, ngay cả khi nướu chảy máu lúc đang đánh răng.

Dùng đúng kem đánh răng

Kem đánh răng dành cho trẻ em phải hoàn toàn khác kem đánh răng người lớn. Kem đánh răng trẻ em phải được sản xuất dựa trên nguyên lý có ít chất gây hại nhất. Ví dụ, chất kiềm sẽ ít hơn để không ảnh hưởng đến men răng và lợi, chất flour ít hơn để giúp răng được bảo vệ chắc khoẻ nhưng không quá nhiều phòng khi trẻ nuốt vào có thể bị độc.

Ngoài ra, kem đánh răng trẻ em cũng cần bổ sung thêm một số chất bảo vệ men răng và lợi, tránh sâu răng. Bạn cũng nên chú  ý không chọn kem đánh răng tạo quá nhiều bọt, dễ làm bé khó chịu. Hãy chọn kem đánh răng có mùi vị phù hợp với sở thích của bé,và phù hợp với tuổi răng. Tránh việc sử dụng quá lâu một loại kem đánh răng và không sử dụng kem đánh răng đã để lâu hoặc hết hạn sử dụng.

Bạn hãy hướng dẫn trẻ chỉ lấy một lượng thích hợp kem đánh răng cho mỗi lần đánh, vừa tiết kiệm, vừa để bảo vệ răng. Bạn chỉ nên thay kem đánh răng trẻ em sang kem đánh răng người lớn khi toàn bộ hàm răng trẻ đã thay vĩnh viễn, tương đương thời điểm trẻ khoảng từ 10 – 12 tuổi.

Bàn chải đúng kích cỡ

Bên cạnh việc sử dụng kem đánh răng đúng loại thì việc dùng bàn chải cũng cần được phụ huynh chú ý. Bàn chải  đánh răng của trẻ phải là loại nhỏ, lông bàn chải mềm, mịn và đầu lông tròn. Việc sử dụng bàn chải riêng này giúp trẻ đánh răng không bị tổn thương nhưng vẫn sạch và luồn sâu được vào phía trong hàm.

Đối với trẻ lớn, lông của bàn chải cũng cần phải có độ cứng vừa phải, đồng thời phải có độ đàn hồi. Nếu lông bàn chải quá mềm sẽ không thể làm sạch răng một cách tốt nhất. Nhưng nếu lông bàn chải quá cứng sẽ dễ làm tổn thương nướu răng. Thông thường, nên thay bàn chải đánh răng cho trẻ mỗi 3 tháng hoặc khi lông trên bàn chải bắt đầu bị xù, xơ.

Trên đây là một số thông tin gửi tới quý bạn đọc và khách hàng. Nếu trẻ có bất thường về răng miệng hãy đem con của các bạn đến với Nha khoa Thẫm mỹ Châu Á để được khám và tư vấn miễn phí.

BS Bùi Cúc

Giám đốc trung tâm Nha khoa Thẫm Mỹ Châu Á.

Chuyên gia cấy ghép Implant Nha khoa.

BS Nguyễn Phạm Minh Tùng

Tốt nghiệp ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *