Mục tiêu của nắn chỉnh răng và các lưu ý trong quá trình nắn chỉnh



Nắn chỉnh răng có thể giúp bạn khắc phục được các vấn đề như:

– Răng lệch lạc, chen chúc, vẩu (hô), lạc chỗ, cắn ngược (răng cửa hàm dưới ở phía trước răng cửa hàm trên – hay còn gọi là móm…)

– Những biến dạng về xương hàm (Trường hợp này phải phối hợp giữa nắn chỉnh răng và phẫu thuật can thiệp vào xương hàm).

 – Nắn chỉnh răng là giai đoạn đầu của phục hồi hình răng (làm răng giả), để điều trị những bệnh lý về nha chu, để điều trị những trường hợp rối loạn về khớp thái dương hàm do nguyên nhân lệch răng…

Nắn chỉnh răng thông thường chỉ hơi khó chịu và đau nhẹ trong vòng 2 tuần lễ đầu tiên, sau đó cơ thể bạn sẽ thích nghi, không còn đau và khó chịu nữa.

Mắc cài kích thước thông thường 1,5x2mm được gắn lên từng răng ở mặt ngoài hay mặt trong, thường từ răng số 6 bên phải sang răng số 6 bên trái. điều này làm cho môi và lưỡi cần có vài ngày để thích nghi với một khoảng không gian chật hẹp hơn

  Sự dịch chuyển răng trong xương hàm cũng làm cho người mang hàm nắn cảm thấy đau, ít hoặc nhiều phụ thuộc vào ngưỡng cảm giác đau của mỗi người, lực tác động mạnh hay nhẹ,cảm giác này rất rõ sau mỗi lần hẹn vì thời điểm ngay sau khi chỉnh lực tác động thì sự dịch chuyển răng là nhiều nhất so với những ngày trước lịch hẹn khám tiếp theo.

Trong quá trình chỉnh răng, bạn nên tránh ăn những đồ ăn quá cứng, quá dai, hoặc quá dính để khỏi làm bong mắc cài gắn trên răng; tránh ăn những đồ ăn ngọt nhiều đường, Vệ sinh răng miệng cũng cần được bác sĩ hướng dẫn phương pháp chải phù hợp với  tình trạng đeo mắc cài vì vệ sinh răng miệng khi đeo mắc cài chỉnh răng sẽ gây khó khăn hơn so với lúc bình thường.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *