Phục hình răng

Phục hình là một chuyên khoa cơ bản và quan trọng của nha khoa. Mục tiêu của chuyên khoa này là thiết lập và thực hiện những kế hoạch điều trị thích hợp nhất, nhằm mang lại kết quả hài lòng nhất trong những trường hợp mất răng.
Nhiệm vụ của người bác sỹ chuyên khoa phục hình là phải hoàn tất được sản phẩm cuối cùng là một phục hình (răng giả) có dáng vẻ thẩm mỹ tự nhiên, hài hòa với gương mặt vốn có của khách hàng, đồng thời đảm bảo khôi phục lại các chức năng một cách tốt nhất có thể, góp phần mang lại cho người mất răng sự hài lòng và thoải mái trong cuộc sống.

Nhiệm vụ này đòi hỏi người bác sỹ không những phải được đào tạo bài bản nghiêm ngặt mà còn phải có sự tìch lũy lâu dài những kinh nghiệm quý báu trong quá trình hành nghề,không những cần sự khéo léo của đôi bàn tay, sự tinh tế của đôi mắt mà còn là một sự hiểu biết thấu đáo, vững vàng về những đặc tính tinh tế của nụ cười và sự quan trọng của việc bảo tồn và duy trì sức khoẻ răng miệng

MÃO RĂNG CỐ ĐỊNH

Cùng với tuổi tác bạn sẽ nhận ra rằng răng của bạn không còn tốt như khi bạn còn trẻ. Nghiến răng, nhai đồ cứng, tuổi tác, những miếng trám cũ, bệnh sâu răng,… đều là những yếu tố gây ra mòn răng, nứt răng hay vỡ răng. Nếu toàn bộ bề mặt của răng đều bị phá hủy nhưng chân răng còn vẫn còn có thể bảo tồn, nha sỹ thường tư vấn thực hiện một mão răng cố định

Có nhiều trường hợp đuợc yêu cầu thực hiện mão răng cố định. Thông thường, mão răng được chỉ định cho những mục đích sau:

•    Phục hồi lại hình dạng vốn có của một răng bị vỡ.

•    Tăng cường sự bền chắc cho những răng có mô răng yếu.

•    Cải thiện vẻ thẫm mỹ của răng.

Các vật liệu được sử dụng làm mão răng cố định.

Loại mão

Ưu điểm

Khuyết điểm

Nhựa (resin) • Thẩm mỹ khá, có thể giống màu sắc răng thật khi còn mới
• Chi phí thấp
• Ngày nay hầu như không còn được sử dụng  •
Nhanh đổi màu theo thời gian
• Ngấm tạp chất và gây hôi miệng sau  một thời gian sử dụng
• Không đủ độ cứng cần thiết, mau mòn khi ăn nhai
Sứ (toàn bộ làm bằng sứ) • Thẩm mỹ: rất giống răng thật
• Cứng, chịu mài mòn tốt, rất lâu mòn
• Không gây dị ứng
• Không đổi màu theo thời gian
• Phải mài đi rất nhiều mô răng thật (không đủ độ dày cần thiết cho lớp sứ)
• Cứng, ít mòn nhưng giòn và dễ vỡ khi nhai hoặc cắn đồ cứng.
Kim loại
(Ni – Cr)
• Chi phí thấp hơn mão răng bằng sứ
• Chỉ cần mài ít mô răng
• Chịu mài mòn tốt
• Bền với lực nhai, cắn
• Không có tính thẩm mỹ (chỉ được dùng cho những răng hàm phía sau, không dùng cho răng trước)
• Có thể gây dị ứng đối với người dị ứng kim loại
• Có thể gây nhạy cảm (ê, buốt) khi ăn, uống đồ nóng, lạnh, chua, mặn,…
Sứ kết hợp kim loại (sườn kim loại bên trong sứ đắp bên ngoài) Kết hợp ưu điểm của mão toàn sứ và mão kim loại
• Thẩm mỹ: rất giống răng thật (tương đương mão toàn sứ)
• Cứng, chịu mài món tốt, rất lâu mòn
• Rất ít gây dị ứng
• Không đổi màu theo thời gian
• Không cần mài mất nhiều mô răng như trong mão toàn sứ nhờ có sườn kim loại bên trong nên vẫn đảm bảo độ bền chắc
• Mài mất nhiều mô răng hơn so với mão kim loại
• Chi phí tương đối cao
• Đòi hỏi bác sỹ có tay nghề cao và giàu kinh nghiệm
• Bệnh nhân hạn chế nhai hoặc cắn đồ cứng để tránh vỡ lớp sứ bên ngoài

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *