Trám bít hố rãnh ngừa sâu răng cho trẻ em



Trám bít hố rãnh là đặt 1 loại vật liệu lên cấc hố rãnh của răng ,thường là các răng cối để ngừa sâu răng .Vì các hố và rãnh nhất là ở các răng cối , lông bàn chải khó có thể chải sạch được.

Bộ răng vĩnh viễn 32 răng gồm :
16 răng mỗi hàm
. Mỗi hàm có :4 răng của
2 răng nanh
4 răng tiền hàm (răng hàm nhỏ)
6 răng cối (răng hàm lớn)
Đối với trẻ em ban đầu là bộ răng sữa, sau đó răng sữa rụng dần để thay thế bằng bộ răng vĩnh viễn.
Có rất nhiều cách để ngừa sâu răng nhằm tăng cường sức khỏe cho răng như :
. Chải răng ngay sau khi ăn và tối trước khi đi ngủ .
. Hạn chế ăn quà vặt nhất là các loại đồ ngọt và dính .
. Chải răng và súc miệng với kem đánh răng và nước súc miệng có Fluor .
. Trám bít hố rãnh để ngừa sâu răng ở mặt nhai cho răng trẻ em.

Trám bít hố rãnh là đặt 1 loại vật liệu lên cấc hố rãnh của răng ,thường là các răng cối để ngừa sâu răng .Vì các hố và rãnh nhất là ở các răng cối , lông bàn chải khó có thể chải sạch được.
– Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trên trên thế giới về các loại vật liệu để trám bít hố rãnh (từ năm 1890),ở Việt Nam cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này Qua tất cả các công trình nghiên cứu về trám bít hố rãnh đều cho thấy việc trám bít hố rãnh để ngừa sâu răng rất cao (các em được trám bít hố rãnh >90%không bị sâu răng sau 5 năm ) và cần thiết nhất là các em có nguy cơ sâu răng cao.
– Các loại vật liệu để trám bít hố rãnh :Có loại tự động cứng (hóa trùng hợp),có loại đông cứng bằng đèn Haloge (quang trùng hợp)
. GIC (Glas lonomer Cement):Fuji IX, Fuji IX GP, Fuji III, Fuji XIII, Chemflex
. Resin base Sealant : Sealant Delton(quang hay hóa trùng hợp),Dyract Seal(quang trùng hợp) ,Sussuseal, Helioseal(quang trùng hợp)
Dù là vật liệu nào ,hóa trùng hợp hay quang trùng hợp ; răng được trám bít hố rãnh không phải mài răng cũng như không gây đau.
-Việc trám bít hố rãnh đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn và vật liệu đắt tiền nên phải thực hiện tại các phòng Nha Khoa và do các BS Nha Khoa hay Y sĩ Răng trẻ em .
Các bước thực hiện trám bít lỗ rãnh:

1. Các hố và rãnh ở mặt nhai các răng cối vĩnh viễn thường xảy ra sâu răng sớm nhất.
2.Răng được làm sạch trước khi trám bít hố rãnh.
3.Sealant đặt vào răng,chảy vào các hố và rãnh.
4.Các hố và rãnh được trám bít,bề mặt răng sẽ trơn láng và dễ làm sạch hơn.

KỸ THUẬT TRÁM BÍT HỐ RÃNH
(HÀN RĂNG KHÔNG SANG CHẤN)

I.VẬT LIỆU TRÁM BÍT HỐ RÃNH:

GlassIonomer Cement (GIC)
GIC loại vật liệu tự đông cứng
*. Thành phần : Gồm bột và nước
Bột chứaL Silicone cxide , Aluminium Oxide, Fluor canxium Oxide
Nước Polyaerylie acid và nước đã khử ion.
*. GIC dính vào men và ngà răng theocơ chế dính hoá học.
-Đặc tính quan trọng GIC là tiếp tục phóng thích chậm Fluor sau khi trám, có tác dụng ức chế mức độ sâu răng .
– Nhược điểm : độ cứng thấp, giai đoạn đầu sau khi trám có thể gây phản ứng nhẹ, nhưng sau khi đông cứng hoàn toàn phản ứng không còn,
– GIC không gây kích thích và viêm lợi
– GIC được sử dụng tốt nhất khi trám xoang loại I.
– GIC có thể không đủ độ vững chắc cho lỗ sâu trên 2 mặt răng. Đối với những xoang lớn: GIC có thể dùng làm chất hàn tạm.
II. DỤNG CỤ ĐỂ TRÁM:

– Gương, thám trâm, gằp.
– Nạo ngà: để lấy ngà mủn, làm sạch xoang.
– Cây vạt men tạo đường vào cho cây nạo ngà.
– Kính trộn hay giấy trộn.
– Bay đánh chất hàn.
– Cây điêu khắc đưa vật liệu vào và lấy vật liệu thừa trên bề mặt xoang trám.

III. TIẾN HÀNH:

– Bặt bông cô lập vùng răng định trám.
– Loại trừ mảng bám trên bề mặt của răng với bông ướt
– Lau khô bề mặt răng với bông khô.
– Nếu lỗ sâu quá nhỏ phải mở rộng đường vào: dùng cây vạt men mở rộng quanh lỗ sâu, những phần vạt men nhỏ phải được lấy sạch bằng bông gòn ướt, đường vào vừa đủ cho nào ngà loại nhỏ.
– Dùng nạo ngà loại nhỏ lấy hết ngà mưu, mềm nhẹ nhàng.
– Lau khô xoang trám để đưa vật liệu vào.
– Hoàn tất: dùng dụng vụ lấy vật liệu thừa. Phủ một lớp vernish lên trên miếng trám trước khi bệnh nhân ra về .

IV. KỸ THUẬT TRÁM RĂNG KHÔNG SANG CHẤN:

ART ( Astro matic restoration treatment)
– Kỹ thuật trám ART là kỹ thuật trám răng với dụng cụ cầm tay. Vậtliệu là GIC, không cần thiết bị hiện đại và không cần điện.
– Kỹ thuật ART là công cụ minh hoạ cho công tác chăm sóc sức khoẻ răng miệng ( phòng ngừa sâu răng)
– Kỹ thuật ART giúp cho trám răng từ giai đoạn sớm , không đau, chi phí thấp hạn chế tối đa việc nhổ răng.
– Dụng cụ điều trị dễ mang theo.
– Giúp đa dạng háo công tác chăm sóc răng miệng.
– GIC là vật liệu trám răng hiệu quả, cách sử dụng tương đối đơn giản , điều trị giai đoạn sớm của quá trình sâu răng.
– Bít hố rãnh làm thức ăn thực phẩm nhiều đường không lưu lại, hoạt động vi khuẩn giảm, ngăn cản quá trình phát triển sâu răng.
– Fluor trong GIC được phóng thích chậm vào men và ngà răng làm tăng độ cứng của men và ngà răng.

* Các giai đoạn tiến hành:

– Cô lập rănh bằng bông, giữ khô vùng trám bít.
– Rửa sạch bựa bám trên bề mặt răng.
– Dùng thám tràm lấy hết bựa bám ở đáy hố rãnh.
– Dùng Dentin conditioner 10% thoa trên hố rãnh trong 10”
– Rửa lại hố rãnh bằng bông ướt 2 – 3 lần để hết Dentin conditioner
– Lau khô
– Chuẩn bị chất trám.
+ Liều lượng: Tỷ lệ : 1 muỗng bột : 1 giọt nước
Cách lấy nước : để ngược chai, giữ vuông góc và cách 1 khoảng 2 cm với bề mặt giấy trộn bóp nhẹ chai để lấy ra 1 giọt nước.
Cách đong bột: Lắc lọ bột trước khi dùng. Múc một muỗng bột đầy và gạt ngang thanh nhựa bên trong lọ loại bỏ phần bột dư (Không nén bột vào muỗng vì như thế sẽ làm thay đổi tỷ lệ bột và nước)
+ Trộn : Trộn trên giấy trộn (giấy trộn có trong mỗi hộp vật liệu ) hoặc trên kính trộn.
Chia bột thành 2phần bằng nhau. Trộn một phần với nước trong vòng 5”, trộn tiếp với phần thứ 2 trong vòng 10”, tất cả thời gian trôn không quá 20”.
– Dùng dụng cụ đưa cement vào những vùng lẹm sâu, hỗ rãnh, dùng ngón tay có mang găng ấn lên khối vật liệu giữ yên trong 1’3-” (từ khi bắt đầu trộn)
– Lấy bớt phần thừa, để vật liệu đông cứng hoàn toàn trong 5′ (Từ khi bắt đầu trộn)
– Thoa vernish để hoàn tất miếng trám.
– Súc miệng
– Không ăn ít nhất 1 giờ sau khi trám.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *